Vì sao cục máu đông được gọi là "quả bom hẹn giờ"?

Suckhoedoisong.vn - Trong mạch máu có một thứ được gọi là "quả bom hẹn giờ", ai cũng nên biết sớm để đối phó. Đó là cục máu đông!

Thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp bị đột tử vì bệnh tim, xuất huyết não và một số bệnh khác liên quan mà chúng đều có một đặc điểm chung là không kịp cấp cứu. Sau mỗi cái chết bất ngờ, chúng ta thường thở dài tiếc nuối với lý do người này xấu số người kia đoản mệnh, ít ai nghĩ rằng thực sự không có ai xấu số, mà chỉ là phòng bệnh chưa tốt.

Cục máu đông tàng hình chính là "quả bom hẹn giờ"

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não ngày càng cao, ngoài các lý do phổ biến chúng ta đều đã biết là huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, béo phì thì theo quan sát lâm sàng cho thấy, có nhiều người trước khi bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ vẫn có thể có chỉ số huyết áp, mỡ máu hoàn toàn bình thường.

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch não não trước khi xuất hiện bệnh, phần lớn trong số họ có tỉ lệ huyết khối trong máu khá cao. Các cục máu đông này tụ lại thành khối lớn, trốn trong đường đi của huyết quản và trở thành "kẻ giết người thầm lặng" vô cùng nguy hiểm.

Khi các cục máu đông này tụ tập càng nhiều thì nguy cơ tấn công sức khỏe càng cao, nhiều lúc sẽ trở tay không kịp, nó được ví là "quả bom hẹn giờ" nhưng chúng ta thường sẽ không biết nó "hẹn" giờ nào để mà triệt phá.

Các cục máu đông được nói ở đây chính là huyết dịch chảy trong huyết quản nhưng do những lý do khác nhau, trong quá trình lưu thông đó, chúng sẽ kết lại với nhau, tạo thành cục máu to dần lên, hay còn gọi là huyết khối.

Ảnh minh hoạ

Khi các cục máu này vận hành trong mạch máu quá nhiều sẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, hay đột quỵ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trước khi xuất hiện bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não, sự hình thành huyết khối đã trải qua một thời gian dài và cực kỳ phức tạp với mức độ thay đổi khác nhau.

Trên thực tế, huyết khối là yếu tố nguy cơ trực tiếp nhất dẫn đến đột quỵ và đau tim.

Người bước vào tuổi trung niên trở đi, buộc phải kiểm tra tình trạng huyết khối (ảnh minh hoạ)

Chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não chính là loại bỏ hoặc làm giảm dần các cục huyết khối.

Những người bị huyết khối tàng hình (trong giai đoạn chưa rõ ràng) thường có thể bị rơi vào trạng thái thiếu hụt khí huyết ở mức độ khác nhau. Các biểu hiện phổ biến như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bàn chân và tay tê, nhưng cũng có nhiều người có triệu chứng rất nhẹ hoặc không cảm thấy.

Thậm chí, nhiều người kể cả khi làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, gồm chỉ số mỡ máu, độ nhớt máu, huyết áp, ECG, CT cho kết quả bình thường, làm cho nhiều người rơi vào trạng thái chủ quan, không coi trọng việc theo dõi bệnh tật.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường xảy ra phổ biến ở những người thường có thái độ chủ quan, cho rằng các vấn đề về tim mạch và mạch máu não của mình ở trạng thái không có vấn đề gì. Khi bệnh xảy ra đột ngột, không có sự chuẩn bị trước, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và thường rơi vào trạng thái quá muộn để bắt đầu xử lý.

Khi dân số đang bước vào ngưỡng già hóa nhanh chóng, số người cao tuổi ngày càng đông, do đời sống có tiết tấu nhanh và cường độ cao nên cuộc sống có nhiều áp lực, lao động mệt mỏi thì tỷ lệ cơ thể xuất hiện cục máu đông, nguy cơ đột quỵ càng cao.

Ai cũng cần ngăn chặn các nguy cơ bị tắc mạch máu do cục máu đông

Khi các mạch máu bị tắc với tỉ lệ khoảng 50% thì người bệnh thường không cảm thấy có sự khác thường. Nếu tỉ lệ này tăng lên khoảng 70% thì người bệnh thỉnh thoảng sẽ có triệu chứng chóng mặt và tức ngực.

Nhưng khi tỉ lệ này tăng lên đến 90%, nó sẽ xảy ra hiện tượng thuyên tắc mạch máu. Điều này có nghĩa là, chờ đến khi bạn có cảm giác (cơ thể gặp vấn đề) thì nó đã rơi vào trạng thái rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong nhanh chóng.

Nhiều người có thói quen ăn uống không đúng cách đã dẫn đến mắc các bệnh mỡ máu, dư thừa protein, dư thừa calo dẫn đến các loại bệnh gọi là "bệnh của thời văn minh" hay "bệnh của người giàu" như tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim đang ngày càng tăng lên, và thường có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.