5 điều kiện để làm nảy sinh ơn gọi

Năm điều kiện để làm nảy sinh ơn gọi

famillechretienne.fr, Benjamin Coste, 2017-04-28

Ở Pháp, năm này qua năm khác, con số chủng sinh và tập sinh giảm dần.  Dù vậy có một chuyện chắc chắn: Chúa tiếp tục gọi. Nhưng đâu là các điều kiện thuận lợi để làm nảy sinh ơn gọi, linh mục linh mục hoặc sống đời sống thánh hiến?

Các nam nữ tu sĩ vững chắc

Bà Christine Ponsard, biên tập viên báo Gia đình công giáo từ năm 2000 đã viết: “Không có gì là không có thể được với Chúa, và đôi khi ơn Chúa lan tỏa một cách lạ lùng nơi những người không được giáo dục tốt, thậm chí cònbị mất thăng bằng, giống như bông hoa tuyệt đẹp trên miếng đất khô cằn. Nhưng tất cả các nhà làm vườn đều biết miếng đất tốt sẽ cho mùa gặt tốt”. “Nếu miếng đất màu mỡ, chuẩn bị kỹ thì hạt giống có nhiều may mắn sinh hoa kết quả gấp bội”. Trong bối cảnh này, từ nhiều năm nay các chủng viện đã có nhiều cố gắng để đào tạo các chủng sinh. Một đào tạo tiên quyết để nhân cách người linh mục không là trở ngại nhưng làm dễ dàng cho sự gặp gỡ của giáo dân với Chúa.

2. Trau dồi sự tự do

Đáp trả tiếng gọi của Chúa luôn là kết quả của một quyết định cá nhân, hoàn toàn tự do. Đây là điều kiện tiên quyết cho một tình yêu chân thực và hỗ tương. Sự tự do của một linh mục hay một nữ tu tương lai được giáo dục ngay từ khi tuổi còn nhỏ. Đối với cha mẹ, đó là hướng dẫn và định hướng cho con cái, nhưng không bao giờ phóng chiếu các ước muốn cá nhân về nghề nghiệp, về thăng tiến xã hội trên con mình…

Biết tiếp nhận lời của đứa bé được gọi

Tiếng gọi đầu tiên của đời sống thánh hiến thường có trước tuổi 12. Như vậy không hiếm trẻ thố lộ với cha mẹ ước muốn đi tu của mình. Làm sao kín đáo đón nhận lời tâm sự này? Trong trường hợp này, cha mẹ vừa khoan dung vừa cẩn thận. Nhà tâm lý học Yves Boulvin giải thích: “Nếu một em bé thố lộ với tôi ước muốn đó, tôi sẽ thử hỏi em điều gì đã lôi kéo em sống đời sống tận hiến cho Chúa, để xem có cái gì vang lên trong nội tâm của em”. Theo bà tâm lý gia Bernadette Lemoine, câu trả lời sẽ tùy theo tuổi: với đứa bé dưới 12 tuổi thì chúng ta có thể trả lời: “Cha/mẹ hiểu, đó là một chọn lựa rất tốt!”. Trên 16 tuổi thì giống như trong việc định hướng nghề nghiệp, phải bảo đảm là “đứa bé đi trên con đường phù hợp với mình”.

Các giáo xứ và cộng đoàn năng động

Các ơn gọi thường đi song song với đời sống đạo ở giáo xứ. Rất hiếm khi thấy một giáo xứ cằn cỗi lại nảy sinh ra ơn gọi. Ngày nay đa số các thanh niên trẻ vào chủng viện là con cái của các gia đình đạo hạnh, sống trong các giáo xứ năng động, các em đã từng giúp lễ, đã tùng sinh hoạt hướng đạo… Một thanh niên chỉ có thể bỏ gia đình, bỏ tương lai hứa hẹn nghề nghiệp, nếu thanh niên đó thấy mình sẽ có một cuộc phiêu lưu kỳ thú trong đời sống thánh hiến.

5. Nâng đỡ ơn gọi

Điểm cuối cùng, Giáo hội Pháp đặt một tầm quan trọng mục vụ trong sự phân định và tháp tùng các ơn gọi qua các cơ cấu khác nhau của địa phận. Chẳng hạn ở  Ile-de-France, việc lo ơn gọi phục vụ cho tám địa phận của vùng và các chủng viện ở Paris, Versailles hay Issy-les-Moulineaux. Họ có hai nhiệm vụ: nâng đỡ về mặt mục vụ cho các ơn gọi nam nữ và tài trợ trong việc đào tạo các chủng sinh. Cũng nên biết, chi phí cho việc đào tạo một chủng sinh là 25 000 € mỗi năm, để bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển ơn gọi, để họ cống hiến hết mình phục vụ cho  Tình Yêu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: https://phanxico.vn