Báo động thực trạng đột quỵ và vai trò của tầm soát bệnh sớm

(Dân trí) - Ngày Thế giới phòng chống đột quỵ 29/10 là dịp nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, cũng như vai trò của việc phòng tránh đột quỵ và hạn chế tác hại từ bệnh.

Hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới mỗi năm

Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não, là hiện tượng não bộ bị tổn hại nghiêm trọng khi quá trình cung cấp máu não bị gián đoạn. Lúc này, não bộ bị thiếu hụt oxy và không đủ dưỡng chất nuôi các tế bào. Nếu không được cung cấp đủ máu kịp thời, những tế bào não sẽ bắt đầu chết, dẫn tới đột quỵ trong vài phút.

Báo động thực trạng đột quỵ và vai trò của tầm soát bệnh sớm - 1
Não không được cấp máu và oxy kịp thời có thể làm chết các tế bào (Ảnh: Freepik).

Thống kê năm 2022 của Hội Đột quỵ Thế giới cho thấy, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về số lượng tử vong, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu ca với hơn 6% trong đó là người trẻ tuổi.

Theo đó, cứ 4 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người từng trải qua đột quỵ trong đời. Mỗi năm, có hơn 62% tổng số ca đột quỵ xảy ra ở người dưới 70 tuổi và 47% ca đột quỵ ở nam giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, hiện nay độ tuổi trung bình người Việt Nam bị đột quỵ ở khoảng 65 tuổi, song số bệnh nhân dưới 45 tuổi đã chiếm tới 7,2%.

Ngày Đột quỵ Thế giới 29/10 là dịp để nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Đồng thời, mỗi người cần có ý thức tìm hiểu kiến thức về bệnh, chia sẻ cách xử trí và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Dấu hiệu cảnh báo và những hậu quả từ đột quỵ

Anh N.K.S. (46 tuổi, Phú Thọ) cho biết: "Tôi từng có biểu hiện đột quỵ, khi đang làm việc thì bất ngờ choáng váng, tay run giật và không thể đứng vững. Rất may đồng nghiệp ở cạnh đỡ, sơ cứu và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Có thể nói tôi thoát cửa tử trong gang tấc. Tuy nhiên, hiện giờ chân tôi không thể vận động như bình thường và phát âm không chuẩn".

Theo các chuyên gia, đột quỵ có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, khi mạch máu trên não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc bị vỡ. Hậu quả là một phần não bị mất oxy và có thể khiến người bệnh tử vong. Khi các tế bào não bắt đầu chết sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não bộ về vận động, cảm giác…

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường gặp là: mệt mỏi toàn thân, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng và khả năng phối hợp tay chân; thị lực giảm sút hoặc mất thị lực của một hoặc cả hai mắt; liệt mặt, méo mồm, nhân trung bị lệch; khó cử động chân tay; khó nói, phát âm không rõ ràng, nói ngọng bất thường.

Ngoài nguy cơ tử vong cao, đột quỵ còn dễ để lại các di chứng nặng nề như liệt, rối loạn tri giác, giảm trí nhớ, rối loạn hành vi.... Thời gian hồi phục sau đột quỵ ở mỗi bệnh nhân khác nhau, vài tuần, vài tháng, có thể kéo dài hàng năm. Với các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ, khả năng bị tàn tật, phụ thuộc vào người thân cao.

Báo động thực trạng đột quỵ và vai trò của tầm soát bệnh sớm - 2
Nếu may mắn thoát "án tử", người bệnh sau đột quỵ cũng đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có bại liệt (Ảnh: Freepik.com).

Theo nghiên cứu, trong tổng số bệnh nhân sau đột quỵ, có 10%-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể tự đi lại. Tuy nhiên, những bệnh nhân hồi phục hầu hết đều gặp khó khăn trong việc hòa nhập trở lại với cuộc sống thường ngày. Điều này đặt gánh nặng lớn lên kinh tế gia đình, bởi người bệnh giảm hoặc mất khả năng lao động, cộng thêm chi phí tốn kém cho điều trị và phục hồi chức năng…

Tầm soát sớm giúp ngăn nguy cơ và giảm tác hại đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra khi người bệnh không kiểm soát được những bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu. Do đó, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý, ổn định huyết áp và giảm cholesterol trong máu để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

TS.BS. Nguyễn Văn Doanh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc khuyến cáo, những người có nguy cơ đột quỵ cao nên thiết lập lối sống lành mạnh để góp phần phòng ngừa đột quỵ và ngăn bệnh tái phát. Nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm nhiều muối và chất béo, ngưng hút thuốc lá và giảm các đồ uống có cồn.

Đặc biệt, việc tầm soát phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn hoặc giảm tác hại từ đột quỵ.

Theo chuyên gia, mức độ tầm soát phụ thuộc vào từng đối tượng có nguy cơ khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh sẽ có tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để có phương pháp phù hợp.

Báo động thực trạng đột quỵ và vai trò của tầm soát bệnh sớm - 3
Khám tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là giải pháp hữu hiệu phòng tránh hoặc hạn chế tác hại của bệnh (Ảnh: TCI).

Khám tầm soát nguy cơ đột quỵ với bác sĩ nhiều kinh nghiệm cùng một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm đặc hiệu sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm.

Việc thăm khám giúp "truy vết" các yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ, đồng thời phát hiện và hỗ trợ kiểm soát kịp thời các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp…, từ đó giúp ngăn tận gốc những nguồn bệnh tiềm ẩn.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với đội ngũ chuyên gia Nội thần kinh giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị hiện đại và đồng bộ, giúp tầm soát hiệu quả nguy cơ đột quỵ. Trong tháng 10, hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đột quỵ 29/10, Thu Cúc TCI áp dụng nhiều ưu đãi:

- Tặng 35% gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ với danh mục chi tiết, bám sát thực trạng bệnh.

- Tặng 30% các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh liên quan đến tầm soát nguy cơ đột quỵ.

Áp dụng cho khách đăng ký tầm soát nguy cơ đột quỵ tại tất cả các cơ sở có triển khai dịch vụ. Để được tư vấn và đặt lịch khám liên hệ hotline 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 55 88 92.

Nguồn: https://dantri.com.vn/