Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0

Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0 

Ngày 14/10/2019  cả giới giải trí Châu Á rúng động vì thông tin nữ thần tượng xứ Hàn Suli (tên thật là Choi Jin Ri) đã tự sát tại nhà riêng. Được biết Suli đang mắc căn bệnh trầm cảm. Điều này khiến các fan của cô không khỏi tiếc nuối. Sau đó không lâu, các fan hâm mộ nền giải trí Châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng lại thêm một lần bàng quàng khi truyền thông nước này đưa tin nữ diễn viên Goo Hara tự sát tại nhà riêng và cô cũng đang mắc căn bệnh trầm cảm. Cả hai nữ thần tượng điều tự sát khi mắc chứng bệnh trầm cảm và họ là đại diện cho rất nhiều người đang mang trong mình căn bệnh trầm cảm, căn bệnh của thời đại mới, thời đại 4.0.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 7,6% người trên 12 tuổi mắc bệnh trầm cảm, theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật, họ ước tính rằng khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm trên toàn cầu (trong đó những người ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 40 %). Ở Việt Nam, nghiên cứu của viện sức khỏe tâm thần có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần , trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Các số liệu trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. 
Vậy căn bệnh trầm cảm này là gì mà lại đáng sợ đến thế? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé:
 
   1. Thế nào là trầm cảm?
      Là tình trạng bệnh lý làm suy giảm khả năng nhận biết và vận động của con người ; đặc trưng bởi khí sắc trầm , mất quan tâm hứng thú với các công việc hay sở thích trước đây và giảm năng lượng hoạt động. Đôi khi xa lánh người thân, bạn bè hoặc thậm chí nghĩ đến viêc tự sát
 
   2. Nguyên nhân của trầm cảm : theo các chuyên gia , bệnh do 2 nguyên nhân chính là nội sinh và ngoại sinh.

     Nguyên nhân nội sinh: nguyên nhân từ bên trong ( như nhân cách rụt rè, kín đáo, sống nội tâm ) hoặc do gen di truyền.
     Nguyên nhân ngoại sinh: chiếm khoảng 60-70 % về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, nghiện game, nghiện chất… ( ví dụ như mất việc, làm ăn thua lỗ, di cư từ nên văn hóa này sang nền văn hóa khác, thất tình, ly thân, gia đình không yên ấm hạnh phúc, sang chấn tâm lý, áp lực thi cử…)

   3. Các triệu chứng khi mắc bệnh trầm cảm:

Theo ICD 10 ( Phân loại quốc tế về bệnh tật ) thì trầm cảm có các nhóm triệu chứng sau và thời gian các triệu chứng xuất hiện là 2 tuần.

       Triệu chứng chủ yếu : 3 triệu chứng
           Khí sắc trầm, buồn.
           Mất quan tâm, hứng thú với các sở thích và  hoạt động trước đây.
         Giảm năng lượng, giảm hoạt động , người bệnh thường mệt mỏi, không muốn làm gì cả ,thường vào buổi sáng
       Triệu chứng thứ yếu: 7 triệu chứng
           Giảm tập trung, do dự không quyết đoán, khó đưa ra quyết định khi làm một điều gì đó.
           Giảm tự trọng và lòng tự tin.
           Nhìn tương lai , bi quan và ảm đạm.
           Ý nghĩ tự buộc tội , thấy bản thân là gánh nặng của gia đình, của xã hội.
           Có ý định và hành vi tự sát.
           Rối loạn giấc ngủ.
           Rối loạn hành vi ăn uống.

    4. Phân loại trầm cảm:

       Trầm cảm nhẹ : Tiêu chuẩn xác định: có 2 trong số 3 triệu chứng chủ yếu và cộng với 2 trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Thời gian tối thiểu phải 2 tuần. Không có hoặc có ít triệu chứng cơ thể mức độ nhẹ.
       Trầm cảm trung bình: Có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với 3 hoặc 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Có 2 – 3 triệu chứng cơ thể mức độ vừa.Thời gian tối thiểu là 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình. Cũng có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể.
       Trầm cảm nặng: Buồn chán, chậm chạp nặng hoặc kích động trầm cảm. Mất tự tin hoặc cảm thấy vô dụng hoặc có tội lỗi. Có thể có hành vi tự sát.Tiêu chuẩn xác định: có cả 3 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác và một số phải đặc biệt nặng.Thời gian ít nhất 2 tuần.Người bệnh ít khả năng tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình.
 
   5. Khi xuất hiện các triệu chứng trầm cảm thì nên làm gì ?
 
      Không được chủ quan, xem nhẹ độ nặng của bệnh , nên thông báo cho bạn bè, người thân biết về tình trạng bệnh.
      Hạn chế thu rút, sống một mình để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng lên , người nhà phải động viên, trấn an tinh thần cho người bệnh.
       Đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng lúc.
 
   6. Các phương pháp điều trị trầm cảm:
      Điều trị bằng thuốc: hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc dựa trên  cơ chế bệnh sinh theo từng trường hợp bệnh cụ thể do các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê toa mạng lại hiệu quả rất tốt tỉ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát, ít tác dụng phụ.
      Điều trị bằng tâm lý liệu pháp kết hợp với các liệu pháp phục hồi chức năng tùy theo các cơ sở y tế hiện có.
       Điều trị bằng vật lý trị liệu: sốc điện, châm cứu, xoa bóp giúp bệnh nhân giảm căng thẳng.
 
   7. Phòng ngừa bệnh trầm cảm: khó hay dễ?
       Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi người thân, phá sản người thân hay bạn bè quan tâm, gần gũi, giúp đỡ và chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh, giúp cho người bệnh có tinh thần thoải mái cũng như động lực để vượt qua các sang chấn tâm lý đó.
      Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể, giữ tinh thần và lối sống thoải mái.
 
       Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kì lúc nào, cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh.
Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị đúng với phác đồ.

Tác giả bài viết: BS.Phan Đăng Khoa

Nguồn tin: ICD 10 ( Phân loại quốc tế về bệnh tật )

Trích đăng từ nguồn: http://www.benhvientamthanbentre.com.vn