Vài nét về Chúa Giêsu

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 122: VÀI NÉT VỀ CHÚA GIÊSU

Văn Nghĩa, CRM

Câu hỏi: Xin kể cho con một chút về Đức Giêsu mà chúng ta đang tin theo được không ạ?

Trả lời: 

Chúng ta biết Đức Giêsu là người thật việc thật, một nhân vật lịch sử chứ không phải là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, Người không phải chỉ là một người bình thường, cũng không phải chỉ là một vĩ nhân, mà còn vượt trên tự nhiên, vượt trên lịch sử.

Người ngoài Kitô giáo có thể không tin vào thần tính của Đức Giêsu, nhưng không thể phủ nhận rằng Người đã trở thành nhân vật số một của cả thế giới, với hàng tỉ người tin thờ, trong đó có cả những cái đầu vĩ đại của nhân loại; với ngày sinh nhật được đón mừng hầu như khắp nơi trên thế giới “từ thành phố ra đồng quê”; và với niên lịch tính theo mốc năm sinh của Người được cả thế giới sử dụng... trong khi biết bao nhiêu danh tướng lẫy lừng một thời, biết bao vị vua từng xưng hùng xưng bá, biết bao triết gia từng nhận mình là đỉnh cao trí tuệ loài người, thì đều qua đi như ánh sao băng. Hoặc nếu có gây ảnh hưởng ít nhiều trên nhân loại, cũng không thể sánh với sức ảnh hưởng của một con người “hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29), “thân cô thế cô” ấy. Tại sao lại có hiện tượng lạ lùng như thế?

Chúng ta sẽ không thể tìm được lý lẽ thỏa đáng để giải thích, ngoại trừ việc nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể làm người. Đây là niềm tin cốt yếu của người Kitô giáo. Niềm tin này không phải là cảm tình bồng bột, nhưng dựa vào những cơ sở rất chắc chắn.

Đấng đã được Kinh Thánh nói trước

Bạn biết không? Trên thế giới này, không có bất kỳ một người nào, dù là vĩ nhân hay lãnh tụ, mà sử sách lại viết về họ trước khi họ sinh ra. Duy chỉ có mình Đức Giêsu, Kinh Thánh Cựu Ước đã nói nhiều điều về Người từ nhiều ngàn năm trước khi Người giáng sinh. Điều đó cho thấy việc Người giáng sinh vào thế gian này không phải ngẫu nhiên nhưng đã được chuẩn bị cẩn thận, chi tiết. Chẳng hạn:

* Sách Sáng thế tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ thuộc dòng họ Giuđa (x. St 49,10).

* Ngôn sứ Isaia tiên báo Đấng ấy sẽ sinh ra trong hoàng tộc Đavit (x. Is 11,1) và được sinh ra bởi một Trinh Nữ (x. Is 7,14).

* Ngôn sứ Mikha tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ sinh tại Bêlem (x. Mk 5,1).

* Ngôn sứ Isaia cũng đã phác họa rõ nét bức chân dung của Người Tôi Tớ Đau Khổ, ám chỉ Đức Giêsu sau này: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53,5-7).

* Các thánh vịnh cũng nói nhiều chi tiết về Đấng cứu thế, chẳng hạn:

“Bọn ác đó trong ngoài vây bủa,

chúng đâm con thủng cả chân tay,

xương con đếm được vắn dài;

chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem.

Áo mặc ngoài chúng đem chia chác,

còn áo trong cũng bắt thăm luôn” (Tv 22,17-19)

Tất cả các lời tiên báo đều đã được ứng nghiệm và hoàn tất nơi cuộc đời Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu cũng đã nói với người Do thái: “Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi” (Ga 5,39). Sau phục sinh, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24,44).

Bạn thử nghĩ xem, giả như không có Đức Giêsu, chúng ta sẽ không thể biết được những đoạn sách trên nói về ai.

Đấng có thẩm quyền

Dù đã trút bỏ vinh quang để trở nên một phàm nhân, nhưng nơi Đức Giêsu vẫn toát lên một vẻ gì đó rất phi thường. Sách Tin Mừng Máccô ghi nhận: “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1,22). Tin Mừng Gioan thì thuật lại việc đám vệ binh được sai đi bắt Đức Giêsu, đã trở về tay không và báo cáo: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” (Ga 7,44-46).

Khi chưa đến giờ đã định, không ai làm gì được Người. Nhiều lần các kinh sư và người Pharisêu đã bày mưu gài bẫy để kiếm cớ buộc tội Người, những cái bẫy cực kỳ hiểm hóc, không có lối thoát. Nhưng Đức Giêsu đều hóa giải một cách tài tình, như trong vụ xử “người phụ nữ ngoại tình” (x. Ga 8,2-11) hay trong vấn nạn “nộp thuế cho hoàng đế Xêda” (x. Mt 22,15-22). Người đã cư xử khôn khéo đến mức không ngờ khiến cho những kẻ gài bẫy Người phải chưng hửng.

Đức Giêsu còn thể hiện quyền năng của mình qua rất nhiều phép lạ. Phép lạ đầu tiên được thực hiện tại một tiệc cưới ở Cana, qua lời thỉnh cầu của thân mẫu, Đức Giêsu đã biến 10 chum nước lã thành rượu ngon để giúp cho nhà đám thoát cảnh thiếu rượu (x. Ga 2,1-11). Sau đó là những phép lạ như dẹp yên bão tố (x. Mt 8,23-27), bước đi trên mặt biển (x. Mc 6,45-52). Nhiều lần Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng nơi hoang địa.

Rất nhiều lần Đức Giêsu trừ quỷ và chữa lành các thứ bệnh tật. “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế…” (Cv 10,38). “Dân chúng nghe tin Người ở đâu, thì cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới đâu, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (Mc 6,55-56).

Đặc biệt hơn cả là Đức Giêsu có thể làm cho người chết sống lại: Người cho anh Ladarô đã chết chôn trong mồ bốn ngày và đã nặng mùi sống lại (Ga 11,43-44); Ngài cho con gái vị thủ lãnh sống lại (Mt 9,18-26); Ngài cho con trai bà goá thành Nain sống lại (Lc 7,12-15).

Đó là những sự việc xảy ra ngoài quy luật tự nhiên. Sự chữa lành bệnh tật ngay lập tức, việc người đã chết sống lại liên quan đến năng lực siêu nhiên. Cũng xin lưu ý rằng không phải Đức Giêsu thích làm phép lạ một cách tùy tiện đâu. Chỉ khi có một lý do chính đáng thì Người mới thực hiện. Thường Người làm phép lạ là vì đáp ứng một lòng tin mạnh mẽ vững vàng của ai đó. Hoặc để chứng tỏ rằng Người là Đấng Cứu độ đã được Chúa Cha sai đến, như lời Người nói: “Chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi” (Ga 5,36).

Đấng bày tỏ khuôn mặt Thiên Chúa tình yêu

Khi ở giữa nhân loại, Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ cho nhân loại biết rằng: Thiên Chúa là tình yêu. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16). Nghĩa là Ngài đã ban cho chúng ta điều quý giá nhất của Ngài. Bởi vì “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32).

Qua các bài giảng và huấn từ, Đức Giêsu luôn dạy về đức yêu thương: “Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương" (Mt 5,44-45).

Qua các dụ ngôn, Đức Giêsu diễn tả Thiên Chúa như người cha nhân hậu, đến nỗi dù đứa con bất hiếu, bỏ nhà đi hoang, người cha vẫn ngày đêm trông ngóng, mong con trở về. (x. Lc chương 15)

Không chỉ giảng dạy bằng giáo lý suông, Đức Giêsu còn thể hiện dung mạo yêu thương của Thiên Chúa bằng chính cách sống cũng như cách ứng xử của Người: Người sống nghèo và gần gũi với những người nghèo, những người bị xã hội coi thường. Người hòa mình vào dòng người xuống sông Giođan nhờ Ngôn sứ Gioan rửa tội tỏ lòng sám hối. Người còn hạ mình sâu hơn nữa khi tự đồng hóa mình với những người kém cỏi nhất trong xã hội: “Ai làm phúc cho những người đói rách, bệnh tật, tù đày… là làm cho chính ta” (Mt 25,31-46).

Trước khi rời khỏi thế gian, Đức Giêsu còn hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, để rồi tha thiết nói với họ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Đấng cứu độ nhân thế

Có thể nói, mục đính chính của việc Đức Giêsu xuống thế làm người là để chịu chết đền tội thay cho toàn thể nhân loại. Đây không phải là một tai họa xảy ra ngoài ý muốn; trái lại, đây là một sự tự hiến. Chính Người đã nhiều lần nói trước:

- “Thầy sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ nhạo báng, khạc nhổ, đánh đòn và giết chết Thầy. Ba ngày sau, Thầy sẽ sống lại” (Mc 8,31; 9;9.31; 10;34).

- “Vì tôi đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).

- “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10,18).

Về khách quan, Giáo lý của Đức Giêsu có nhiều điều trái với thói tục thế gian, nhất là những người có thế lực, nên họ sinh lòng thù ghét. Họ cũng ganh ghét vì mất quyền lợi và ảnh hưởng trên dân, “vì nhiều người Do thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giêsu” (Ga 12,10). Lý do chính họ đưa ra để kết án Người là Người đã phạm thượng khi dám nhận mình là Con Thiên Chúa. Họ đã tìm cách xử tử Người bằng hình phạt nặng nề nhất – đóng đinh vào thập giá.

Thế nhưng chính nơi thập giá, Đức Giêsu đã chứng tỏ rằng, tình yêu Thiên Chúa vượt lên trên tội ác của con người. Người đã cho thấy tình yêu đích thực là thế nào. Tình yêu ấy cao cả đến mức hy sinh chính mạng sống mình. Tình yêu ấy quảng đại đến mức tha thứ cho chính những kẻ hành hình mình, vì ngay trong giờ phút tột cùng đớn đau, Người vẫn van xin cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Qua cái chết đau thương của mình, Đức Giêsu đã biến cây thập giá, dấu hiệu của đau khổ, ô nhục, man rợ và chết chóc trở thành biểu tượng của Tình Yêu và ơn cứu độ cho con người, như lời Người nói: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12, 32).

Đấng hằng sống

Sau cái chết đau thương, thân xác Đức Giêsu được hạ xuống và mai táng trong một ngôi mộ đá. Đúng như lời đã hứa, ba ngày sau, Người sống lại. Đây là biến cố lịch sử vĩ đại, với sự kiện Ngôi Mộ Trống mặc dù có lính canh gác cẩn thận.

Sau phục sinh, Đức Giêsu hiện ra gặp gỡ, an ủi, dạy dỗ các môn đệ trong khoảng 40 ngày rồi Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.

Kể từ khi ấy, các môn đệ của Đức Giêsu đã bất chấp mọi hiểm nguy, đe dọa, bất chấp mọi đánh đập, tra tấn, và bất chấp cả cái chết, để làm chứng rằng họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Không ai bịa ra một câu chuyện để rồi dại dột bảo vệ câu chuyện ấy đến mức đánh đổi mạng sống phải không bạn?

Đức Giêsu đã sống lại và là Đấng Hằng Sống (Ga 8,24.28.58). Tuy không còn hiện diện hữu hình như thời kỳ các tông đồ, nhưng Đức Giêsu vẫn còn ở giữa loài người cách thiêng liêng trong Hội Thánh, đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, như lời Người đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 20,28).

Bạn thân mến,

Đức Giêsu vừa là con người lịch sử, vừa là đối tượng của niềm tin. Bởi vì Người là Con Thiên Chúa nhập thể làm người, là Đấng cứu độ duy nhất, trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, như lời Người khẳng định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).

Ước gì bạn và tôi đều có thể tuyên xưng cách mạnh mẽ như thánh Phaolô tông đồ: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?... Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39).

Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 6, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)

WHĐ (09.04.2024)

 

Đọc thêm những câu hỏi đã được trả lời:

Bài 122: Vài nét về Chúa Giêsu

Bài 121: Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly

Bài 120: Chúng con vẫn nhớ! (Cầu nguyện cho ông bà tổ tiên)

Bài 119: Để danh Thiên Chúa được nhiều người biết đến

Bài 118: Người đã lập gia đình có được làm linh mục?

Bài 117: Người Công giáo làm từ thiện

Bài 116: Vài cách cầu nguyện

Bài 115: Cuộc sống luôn là lời cầu xin Chúa (kinh Sáng Soi)

Bài 114: Đạo “gốc cây” cân đạo “tại tâm”

Bài 113: Gặp Chúa mỗi ngày

Bài 112: Tính dục – Năng lượng yêu thương

Bài 111: Hạnh phúc trong Thiên Chúa

Bài 110: Sơ ơi cứu con! (vấn nạn phá thai)

Bài 109: "Hôn nhân đồng tính" có theo luật tự nhiên và thiên luật?

Bài 108: Của cho không bằng cách cho

Bài 107: Ý nghĩa của lao động

Bài 106: Tình yêu Thiên Chúa và sự dữ trong thế giới con người

Bài 105: Làm giàu trước mặt Thiên Chúa

Bài 104: Đức Giêsu, người thật việc thật

Bài 103: Người tu sĩ đồng tính

Bài 102: Ấp ủ ơn gọi

Bài 101: Cám dỗ nơi người tu sĩ

Bài 100: Bình an nội tâm

Bài 99: Nguồn sống đang bị đe dọa

Bài 98: Công việc người trẻ trong đường hướng của Thiên Chúa

Bài 97: Giáo dân xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô

Bài 96: Giáo hội và vấn đề trợ tử

Bài 95: Thời đại 5G mà còn cầu nguyện à?

Bài 94: Đức tin hay mê tín

Bài 93: Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

Bài 92: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang?

Bài 91: Khi nào đến ngày tận thế?

Bài 90: Thiên đàng hỏa ngục hai bên

Bài 89: Đòi hỏi của Chúa Giêsu có còn hợp với thời đại công nghệ?

Bài 88: Kính lão đắc thọ

Bài 87: Sự sống thai nhi – Hồng ân bị loại bỏ

Bài 86: Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?

Bài 85: Con nhà người ta

Bài 84: Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng tính

Bài 83: Vấn đề ly hôn của người Công giáo

Bài 82: Để trở nên cha mẹ Công giáo tốt

Bài 81: Thánh Giuse - Đấng bảo hộ gia đình

Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

Bài 77: Không biết không thể phục vụ

Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

Bài 70: Bất khả phân ly

Bài 69: Gia đình khác đạo

Bài 68: Vượt qua lười biếng

Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe là làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay "con vợ"?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

Lời giới thiệu: Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo

Nguồn: https://hdgmvietnam.com/